Chắc hẳn trong quá trình từ khi học lái xe cho đến khi tự tin ôm vô lăng “xế hộp” vi vu trên những hành trình dài, không ít lần chúng ta trải qua những tình huống “vượt đèo, leo dốc hay hãm tốc đổ đèo”. Trong những tình huống thực tế này, sẽ là một “thảm họa” nếu lái xe không khéo léo trong việc dừng xe hay khởi hành ngang dốc. Hiểu được điều đó hiện nay có rất nhiều hãng xe bán trên thị trường thiết kế thêm hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc. Vậy hệ thống này có nguồn gốc từ đâu? Bản chất của hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc là gì? Nguyên lý hoạt động của nó là gì và chức năng khởi hành ngang dốc như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ trong nội dung bài viết dưới đây để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông nhé!
Lịch sử hình thành hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc
Tiền thân của hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc HAC là hệ thống hỗ trợ lái xe đường dốc – Hill Holder. Là tên phát minh của Tập đoàn Wagner Electric và công ty Bendix Brake, Hill Holder có tác dụng ngăn chặn việc xe bị tuột dốc khi dừng ở giữa đường đèo hay dốc.
Hill Holder lần đầu tiên ra mắt công chúng năm 1936 và sau đó một năm, công nghệ ô tô mới này chính thức được ứng dụng trên nhiều mẫu xe của hãng Studebaker President. Ngày nay, hầu hết các xe ô tô đều sử dụng hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc tiên tiến. Trong đó có các mẫu xe của Hyundai.
Hỗ trợ khởi hành ngang dốc là gì?
Hỗ trợ khởi hành ngang dốc chính là một hệ thống hỗ trợ cho người lái xe đảm bảo an toàn trong những tình huống, cung đường nhất định.
Việc dừng đỗ ngang dốc và cần khởi hành lại ngay sau đó khiến nhiều người cảm thấy áp lực, nhất là các tay lái mới.
Ngoài ra trong quá trình lên dốc mà xe ô tô bị chết máy hay gặp phải tình trạng kẹt xe người lái buộc phải dừng và khởi hành ngang dốc cũng gây không ít khó khăn. Nếu xử lý các tình huống này không tốt sẽ gây nguy hiểm cho chính người lái và những phương tiện xung quanh.
Hệ thống hỗ trợ khởi động ngang dốc có nguyên lý hoạt động rất đơn giản nhưng lại mang đến hiệu quả cao. Bởi muốn khởi động xe thì người lái xe phải nhả chân phanh để chuyển sang chân ga. Nếu xử lý không “cứng” thì xe có thể bị trôi ngược về phía sau theo đúng nguyên lý hoạt động bình thường hoặc trường hợp đạp ga quá mạnh để thắng được chuyển động lùi của xe.
Lúc này nếu may mắn thì xe ô tô có thể di chuyển lên dốc chậm hoặc cũng có thể khi đạp mạnh chân ga sẽ dễ dẫn đến vọt ga, mất lái và lao về phía trước.
Với hệ thống HAC, thời điểm lái xe bỏ chân khỏi bàn đạp phanh thì phanh vẫn hoạt động để giữ chiếc ô tô ở trạng tĩnh và khi lái xe đạp ga thì phanh mới chớm nhả. Cũng nghĩa là chiếc xe vẫn đứng yên trên dốc trong một khoảng thời gian nhất định, để bạn có thể đổi từ chân phanh sang chân ga và cho xe tiếp tục di chuyển.
Như vậy người lái xe sẽ tự tin hơn để nhả chân phanh và chuyển sang chân ga mà không sợ xe bị tuột dốc.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống khởi hành ngang dốc
Các xe ô tô được trang bị khởi hành ngang dốc HAC ngày càng được cải tiến và nâng cấp để mang lại hiệu quả như ngày nay. Hệ thống khởi hành ngang dốc HAC được kích hoạt khi xe đang dừng giữa dốc và bắt đầu khởi động lại để di chuyển tiếp tục.
Lúc này người lái xe sẽ phải thay đổi chân phanh sang chân ga để quá trình được thực hiện, quá trình này diễn ra trong vòng vài giây và mấu chốt là người lái xe phải nắm chắc trình tự để xử lý. Nhưng khi hệ thống khởi hành ngang dốc được kích hoạt thì xe ô tô sẽ được hỗ trợ duy trì lực phanh trong vòng 3 giây. Đây là khoảng thời gian trống giúp người lái xe hoàn thành các bước mà vẫn đảm bảo an toàn.
Hệ thống khởi hành ngang dốc ngày càng phát triển và được tích hợp cùng nhiều công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, chúng vẫn hoạt động dựa vào các cảm biến để phát hiện góc nghiêng của xe ô tô và phối hợp cùng các cảm biến khác thông qua bộ điều khiển trung tâm ECU để kiểm soát hoạt động của ly hợp cũng như điều khiển hệ thống phanh và phôi bổ mô-men xoắn đến các bánh xe.
Cảm biến phát hiện độ nghiêng:
Nếu xe ô tô đang dừng lại ở khu vực dốc (từ 5 độ trở lên) khi máy vẫn chạy thì cảm biến phát hiện độ nghiêng sẽ bắt đầu làm việc, gửi tín hiệu về bộ điều khiển ECU. ECU sẽ tính toán về khả năng bị tuột dốc của ô tô.
Nhược điểm của cảm biến này là khi ô tô bị sụp ổ gà và thân xe bị nghiêng thì cảm biến vẫn mặc định rằng xe đang chạy trên một con dốc nào đó.
Bộ điều khiển trung tâm ECU:
Đây là cơ quan trung tâm có trách nhiệm xử lý các tín hiệu gửi từ cảm biến trên ô tô. ECU sẽ đưa ra quyết định phanh xe dựa trên các tín hiệu đầu vào, điều chỉnh áp suất nén của giảm chấn cũng như nắm được độ dốc của con đường để đưa ra lực phanh cần thiết và mô-men xoắn phù hợp để xe tiếp tục di chuyển.
Cảm biến chuyển động của bánh xe:
Mỗi bánh xe ô tô đều được lắp đặt cảm biến tốc độ. Các cảm biến này sử dụng 01 nam châm xoay khi bánh xe chuyển động mà chưa nổ máy sẽ xuất hiện từ trường và được mã hóa thành tín hiệu để gửi về trung tâm ECU.
Cảm biến áp suất giảm chấn:
Đây là 01 bộ phận của hệ thống treo giúp xác định trọng lượng của xe gồm cả trọng lượng hành khách và hàng hóa. Cảm biến này tạo ra tín hiệu gửi về ECU nhằm tính toán hoạt động của hệ thống sao cho phù hợp với trọng lượng xe.
Điều khiển hệ thống phanh:
Với xe số tự động, nếu dừng lên dốc thì ECU sẽ điều khiển hệ thống phanh hoạt động khi lái xe rời bàn đạp phanh trong một thời gian ngắn, đủ để bạn chuyển sang bàn đạp ga và đưa xe di chuyển về phía trước.
Đối với trường hợp xe xuống dốc, hệ thống DAC sẽ được kích hoạt giúp ô tô không di chuyển quá nhanh và mất kiểm soát ngay cả khi lái xe không tác động vào chân phanh.
Cảm biến áp suất phanh:
Ngay khi nhận được tín hiệu xe bị trôi, ECU sẽ tự động ra lệnh điều khiển để hệ thống phanh hoạt động, tránh việc xe bị trôi và áp lực phanh nhiều hay ít sẽ được kiểm soát qua cảm biến áp suất phanh này.
Hoạt động của ly hợp:
Các chuyên gia có kinh nghiệm cho biết với xe số sàn được trang bị hệ thống HAC, lúc đề máy hoặc vào số bắt buộc các lái xe phải đạp bàn đạp ky hợp.
Lúc này, tín hiệu xuất hiện sẽ được gửi về ECU nhằm xác định thời điểm kích hoạt hệ thống phanh giữ cho xe ổn định.
Kiểm soát mô-men-xoắn:
Giúp xe không bị trôi hay trượt bánh trong lúc xe bắt đầu chạy và khi xe tăng tốc bình thường, hệ thống kiểm soát này sẽ tự động tắt.
Các cảm biến có thể xác định được chính xác cần bao nhiêu mô-men xoắn truyền tới các bánh xe thông qua hệ thống truyền lực.
Chức năng khởi hành ngang dốc như thế nào?
Sau khi đã biết được nguồn gốc cũng như nguyên lý của hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc chúng ta có thể dễ dàng thấy được chức năng khởi hành ngang dốc, cụ thể:
Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc giúp cho việc khởi động xe khi dừng đỗ trên đường dốc được dễ dàng, tránh tình trạng xe bị trượt dốc gây va chạm với các xe khác.
Trong trường hợp xe đang di chuyển trên đường đèo, hay dốc cầu. Đường đông khiến việc di chuyển phải dừng chờ lâu phía sau và phía trước các xe nối đuôi san sát nhau, người lái cần đạp phanh chân để giữ xe không bị trôi tụt ra sau.
Khi di chuyển người lái xe nhả chân phanh ra và chuyển thật nhanh sang chân ga nếu không muốn xe bị trôi dốc, va chạm với các xe san sát phía sau.
Với xe trang bị hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc, hệ thống sẽ có tác dụng tác động vào hệ thống phanh của xe, và giữ chân phanh của xe trong khoảng 3 giây sau khi tài xế nhả chân phanh, đủ thời gian để tài xế chuyển sang chân ga và di chuyển bình thường. Như vậy xe sẽ không bị tụt dốc. Đảm bảo việc di chuyển an toàn.
Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc ngày càng được trang bị trên nhiều dòng xe, ngay cả các dòng xe hạng B khoảng từ 500-600 triệu, giúp cho việc lái xe được thoải mái, an toàn hơn.
Nếu xe không được trang bị thì việc lái xe của bạn sẽ có đôi chút căng thẳng hay cần thao tác tốt hơn khi dừng đỗ xe trên đường dốc.
Với những ưu điểm của mình, hệ thống khởi hành ngang dốc HAC hiện nay đang thực sự trở thành tính năng an toàn thiết yếu và được nhiều khách hàng quan tâm.
Mọi chi tiết xin liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé!
Pingback: khởi hành ngang dốc là gì (wiki) - hieuthem