Nguy cơ lây nhiễm virus Corona ở trẻ em được nhận định thế nào?

Nguy cơ lây nhiễm virus Corona ở trẻ em được nhận định thế nào?

Trung Quốc đã có hơn 20.500 ca mắc viêm phổi cấp do chủng mới virus Corona (nCoV) với 425 người tử vong. Việt Nam dù chưa có ca tử vong nhưng đã có 10 ca nCoV. Bệnh có thể lây từ người sang người khiến người dân lo lắng việc mắc bệnh, đặc biệt là trẻ em.

Chia sẻ về mức độ nguy hiểm của bệnh viêm phổi cấp do virus Corona, PGS.TS Trần Minh Điển – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư cho biết, nhiễm nCOV như phần đầu chương trình thì hầu hết bệnh nhân đều ở mức độ viêm đường hô hấp thôi và có một tỉ lệ nhỏ, nhất định đưa đến viêm phổi nặng và nhiễm khuẩn nặng, nhiễm trùng nặng và sốc nhiễm trùng và tỉ lệ thấp là tình trạng bệnh nặng.

Trước đó, GS Nguyễn Văn Kính – chuyên gia bệnh truyền nhiễm – nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư chia sẻ, những người có bệnh nền ( như uống corticoid kéo dài, bệnh thận, cao huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD…) sẽ có nguy cơ cao bị nặng hơn nếu nhiễm nCoV. Còn những người khỏe mạnh thì virus Corona sẽ được khu trú ở đường hô hấp trên, cơ thể có hệ thống miễn dịch tốt thì sẽ chống đỡ được với virus Corona.

nguy co lay nhiem virus corona o tre em duoc nhan dinh the nao? hinh anh 1

Cần hướng dẫn cho trẻ đeo khẩu trang và rửa tay đúng cách

Do đó, người dân nên gia đình uống nước nhiều, ăn uống đầy đủ và uống vitamin C thì cũng là cái tốt nhưng giải pháp tốt hơn nữa là vệ sinh miệng, mũi, họng ngoài đeo khẩu trang, rửa tay. Ngoài ra nên đánh răng sau ăn, súc miệng thông thường.

Về nguy cơ nhiễm nCoV đối với trẻ em, PGS Điển cho biệt, bệnh nhiễm virus thì không “né” ai, không loại trừ cả phụ nữ mang thai hay trẻ em.

Với trẻ em và phụ nữ có thai là đối tượng có nguy cơ sẽ cao hơn nếu có bệnh vì có hệ thống miễn dịch yếu hơn. Do đó, phụ nữ có thai thì giải pháp cũng vẫn chung giống như mọi người là khẩu trang, rửa tay sạch sẽ, môi trường sinh hoạt an lành không đi ra tiếp xúc quá nhiều người. Điều này giúp các bà bầu tránh được nhiều loại virus, vi khuẩn khác chứ không chỉ riêng gì nCoV.

Còn đối với trẻ em thì nên giữ hệ thống mũi họng cho trẻ, không để trẻ bị lạnh, hít phải không khí bẩn, ô nhiễm. Đồng thời kiểm soát các cháu đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, rửa tay, đảm bảo dinh dưỡng, uống nước đặc biệt khi thời tiết đang lạnh cần giữ ấm và khi thời tiết ấm lên cho các cháu ra sân chơi nhiều hơn.

Tuy nhiên, khi chia sẻ về tình hình dịch tễ các ca bệnh nCoV ở Vũ Hán, PGS Điển cho biết: “Thực ra trong quần thể mắc hiện nay chỉ có 1 bài báo khoa học đưa ra hơn 400 ca mắc và ở trong tạp chí đó ở Vũ Hán với phân bố tuổi thì dưới 15 tuổi người ta đề là 0. Tuy nhiên có bài báo khác có đề cập đến trẻ em, quần thể trẻ em mắc nhưng thực sự tỉ lệ trẻ em mắc không nhiều.

Chưa có đánh giá rõ ràng về việc vì sao trẻ em ít mắc nCoV, tuy nhiên, chúng ta có thể nhận thấy tỷ lệ trẻ em mắc nCoV rất khác với bệnh cúm khác. Cúm với trẻ em dưới 5 tuổi là một trong những đối tượng nguy cơ tương đương như người già trên 65 tuổi nhưng với nCoV thì tỷ lệ trẻ em rất thấp. Tuy nhiên, với trẻ em chúng ta vẫn phải lưu ý vì đây là đối tượng miễn dịch cũng giảm (chưa trưởng thành) so với người lớn nên chúng ta vẫn phải phòng trừ cho trẻ em.”.

Về việc tại sao virus Corona ít mắc ở trẻ em, GS Kính cho biết: “Về mặt bản chất thì khi bệnh truyền nhiễm đã bùng phát thì có thể đe dọa bất cứ lứa tuổi nào. Tuy nhiên có bệnh truyền nhiễm chỉ lây bệnh ở trẻ em mà không ở người lớn. Ví dụ như bệnh bại liệt (chủ yếu là trẻ em), bệnh tay chân miệng dù người lớn tiếp xúc suốt ngày nhưng không mắc bệnh.

Bệnh do nCoV là bệnh mới và đang diễn biến, chúng ta chưa khẳng định là virus loại trừ trẻ em ra hay tấn công ồ ạt, chúng ta mới số liệu ban đầu chủ yếu là người lớn và người có bệnh nền. Chúng ta vẫn cần theo dõi tiếp tục vì với số liệu hiện nay trẻ em thấy ít mắc hơn và cũng không ai dám khẳng định là không mắc. Chúng ta không được chủ quan mà vẫn phải tiến hành các biện pháp phòng dịch cho trẻ”.

Lý giải vì sao học sinh lại được nghỉ học tuần này để tránh nhiễm nCoV, khi mà ca bệnh chưa nhiều, PGS Điển lý giải: “Trong tuần này  thì không khí còn lạnh, hơn nữa thời điểm hiện tại, chúng ta đang hết sức cố gắng tìm được ra phương pháp tốt nhất để hạn chế dịch trong đó có phương án hạn chế tụ tập đông người. Việc để các cháu nghỉ học tạm thời còn tuần sau thì để chuẩn bị đó tốt hơn. Theo tôi thấy, hiện tại hầu hết các trường học, các thầy, các cô cũng không nghỉ ở nhà mà đến trường để đảm bảo được cái môi trường sạch nhất có thể từ không khí phòng học, lau bàn, lau ghế, vệ sinh….” .

Theo PGS Điển, tuần tới khi các cháu đi học, việc cần làm đầu tiên là đảm bảo vệ sinh cá nhân, phòng hộ cho các cháu như đeo khẩu trang, hướng dẫn các cháu rửa tay bằng xà phòng, cứ hết tiết hoặc sau 1-2h lại tổ chức cho các cháu đi rửa tay. Hướng dẫn các cháu tiết chế ho, khi ho thì nên dùng tay, dùng ống tay áo che đi để không bắn nước bọt sang bạn khác. Các cháu cần uống nước tăng cường để đảm bảo cơ thể khỏe hơn và giữa gìn mũi, họng (sau ăn thì cần đi đánh răng, súc miệng)  đảm bảo sạch nhất có thể.

Tình hình ca bệnh nCoV cập nhật lúc 22h00 ngày 4-2-2020:

  • Thế giới: 20.674 người mắc, 427 người tử vong, trong đó:
  • – Lục địa Trung Quốc: 425 người tử vong;
    – Phillippines: 01 người tử vong;
    – Hồng Kông (Trung Quốc): 01 người tử vong.
  • Việt Nam: 10 người mắc nCoV.
    Trong đó:
    – 02 cha con người Trung Quốc (01 người đã khỏi và xuất viện);
    – 05 công dân Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc (01 người đã khỏi và xuất viện);
    – 01 công dân Việt Nam là lễ tân có tiếp xúc gần với 2 cha con người Trung Quốc (đã khỏi và xuất viện);
    – 01 công dân Mỹ đến Việt Nam, trước đó có quá cảnh tại Vũ Hán, Trung Quốc.
    – 01 người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với nCoV trước đó.
  • Việt Nam đã điều trị khỏi: 03 người đã được xuất viện.

>>> Xem thêm:

Một trường Đại học ở phía Nam cho sinh viên nghỉ hẳn 6 tuần, đến hết 8/3 để phòng dịch Corona!

   

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.