Từ thực tiễn của những người lái xe các chuyên gia thấy cần thiết thiết kế hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc để đảm bảo an toàn cho người lái và những người xung quanh. Vì vậy các xe số tự động dường như đã hỗ trợ hệ thống này. Vậy xe số sàn có hỗ trợ khởi hành ngang dốc hay không? Làm sao để vượt qua thử thách nếu như không có hỗ trợ khởi hành ngang dốc? Để biết câu trả lời hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết này nhé!
Xe số sàn có hỗ trợ khởi hành ngang dốc không?
Để biết xe số sàn có hỗ trợ khởi hành ngang dốc không thì trước tiên chúng ta cần hiểu khởi hành ngang dốc là cái gì.
Hỗ trợ khởi hành ngang dốc chính là một hệ thống hỗ trợ cho người lái xe đảm bảo an toàn trong những tình huống, cung đường nhất định.
Việc dừng đỗ ngang dốc và cần khởi hành lại ngay sau đó khiến nhiều người cảm thấy áp lực, nhất là các tay lái mới.
Với hệ thống HAC, thời điểm lái xe bỏ chân khỏi bàn đạp phanh thì phanh vẫn hoạt động để giữ chiếc ô tô ở trạng tĩnh và khi lái xe đạp ga thì phanh mới chớm nhả. Cũng nghĩa là chiếc xe vẫn đứng yên trên dốc trong một khoảng thời gian nhất định, để bạn có thể đổi từ chân phanh sang chân ga và cho xe tiếp tục di chuyển.
Như vậy người lái xe sẽ tự tin hơn để nhả chân phanh và chuyển sang chân ga mà không sợ xe bị tuột dốc.
Như vậy có thể thấy xe số sàn chưa được hỗ trợ hệ thống khởi hành ngang dốc mà người lái vẫn phải tự mình di chuyển xe.
Bí quyết cơ bản giúp bạn có thể khởi hành xe ngang dốc một cách dễ dàng và an toàn.
Khi tham gia giao thông thì an toàn luôn là yếu tố cốt lõi và cũng là trách nhiệm đối với chính mỗi người lái xe và trật tự giao thông xung quanh.
Để khởi hành ngang dốc xe số sàn ta cần nắm được những kỹ năng sau:
Cảm nhận và điều phối côn, phanh, ga hợp lý
Đây là cách mà cánh tài xế chuyên nghiệp hay làm mà không phải kéo phanh tay nhằm tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, cách này không thể dùng trong trường hợp đỗ xe trên dốc trong thời gian lâu mà chỉ dùng trong lúc xe dừng giữa dốc rồi đi ngay. Cụ thể, cách xử lý như sau:
Khi xe dừng giữa dốc, đạp hết côn và phanh rồi vào số 1. Sau đó, bạn vẫn giữ nguyên chân phanh, từ từ nhả côn và nghe ngóng sự phản hồi của chiếc xe bằng cách xem độ rung của cần số hay vô lăng, rồi từ từ nhả nhẹ chân phanh, xe sẽ tự động bò lên từ từ. Nếu lúc đó xe vẫn đứng yên, bạn có thể mồi nhẹ chân ga để xe lên dốc và không bị chết máy.
Trong quá trình tập và thi bằng lái, chắc chắn bạn sẽ bị chết máy vài lần do không quen. Tuy nhiên, cần lưu ý những lỗi nặng như: xe trôi dốc quá nhiều, dừng xe cán qua vạch hay chết máy. Ngoài ra, bạn cũng nên bình tĩnh thực hiện thao tác này, bởi nhiều người hay bị rối dẫn đến làm không đúng kỹ thuật khiến xe chết máy hay trôi dốc. Do đó, chỉ cần luyện tập nhiều lần sẽ tự rút ra kinh nghiệm. Đồng thời, tâm lý vững vàng sẽ giúp bạn vượt qua bài lên dốc một cách dễ dàng.
Kết hợp sử dụng thêm phanh tay khi dừng trên dốc
Sử dụng phanh tay để lên dốc được cho là cách khá an toàn và hiệu quả cho những tay lái còn non nớt. Tuy nhiên, cách này hơi rườm rà bởi phải hạ phanh tay kết hợp với côn và ga ở dưới. Dưới đây là cách xử lý bằng phanh tay:
Sau khi đã dừng xe trên dốc, bạn hãy kéo phanh tay, sau đó vào số 1 và từ từ nhả côn đến khi thấy tay lái hoặc cần số rung lên (báo hiệu các lá côn đã bắt vào nhau) thì nhả nhẹ phanh tay, nghe ngóng nếu thấy xe không bị trôi thì thả nốt phanh tay, xe sẽ tự bò lên. Có thể ấn nhẹ chân ga nếu xe chưa di chuyển. Vì với mục đích của phanh tay là thay phanh chân giữ xe tại điểm dừng. Khi đó, lái xe có thể bỏ chân phanh ra để đặt vào chân ga mớm lên khi xe bị đuối sức.
Việc dừng xe trên dốc sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn xử lý những tình huống xảy ra một cách tự tin và dứt khoát nhất.
Kỹ năng khởi hành ngang dốc xe số sàn theo địa hình
Đối với những con dốc vừa phải thì chúng ta chỉ cần phối hợp giữa chân phanh và phân côn
– Chân phải chúng ta sẽ giữ chân phanh để xe không trôi về sau
– Đạp côn, gài số 1, hạ phanh tay
– Xác định điểm tiếp xúc của bộ ly hợp (hay chúng ta còn gọi là côn) bằng cách thả chân côn ra thật chậm rãi và dò cho đến khi nào cảm nhận chiếc xe rung lên và muốn tiến về phía trước. Điểm tiếp xúc (biting point) của bộ ly hợp là khi động cơ và hộp số bắt đầu tiếp xúc, ma sát với nhau thông qua bộ côn hay còn gọi là bộ ly hợp.
– Giữ nguyên chân côn tại điểm tiếp xúc này sao cho đừng làm tắt máy và bắt đầu nhả chân phanh ra từ từ để giữ xe tại vị trí đứng yên bằng chính chân côn
– Chân phải di chuyển nhanh qua bàn đạp ga và đệm thêm ga để xe tiến về phía trước.
Đôi với những con dốc khó nhai hơn và không thể thắng bằng côn được thì chúng ta phải chuyển sang phương án kết hợp phanh tay, chân côn và chân ga. Trường hợp này sẽ nâng cao hơn so với trường hợp trên.
– Giữ phanh tay ở vị trí khóa bánh xe, thường là kéo lên trên
– Đạp côn, gài số 1
– Cũng xác định trước điểm tiếp xúc của bộ ly hợp bằng cách rà chân côn
– Giữ chân ga sao cho vòng tua máy rơi vào khoảng 1500-2000 vòng
– Nhả phanh tay đồng thời kết hợp thả chân côn ra từ từ.
Một số lưu ý khi khởi hành ngang dốc với xe số sàn
– Nếu lần đầu luyện tập kỹ năng này và sợ chiếc xe bị trôi về phía sau, thì bạn có thể kiếm 1 cục đá hay gạch chêm vào 2 bánh xe sau. Điều này sẽ ngăn chiếc xe trôi ngược về sau và tạo cho bạn cảm giác an toàn hơn.
– Độ dốc càng lớn thì hành trình chân côn càng dài ra dễ gây cảm giác hoang mang. Các bạn cứ bình tĩnh và từ từ dò tìm điểm tiếp xúc chân côn và áp dụng các thao tác tiếp theo.
Nếu quý khách cần tìm hiểu thêm về hệ thống khởi hành ngang dốc, hãy liên hệ ngay với Hyundai để được hỗ trợ về kiến thức cũng như tư vấn cách sử dụng.
>>> Xem thêm: Cách sử dụng hệ thống khởi hành ngang dốc
Bài viết liên quan
Santa Fe giành giải Ôtô của năm tại thị trường Việt
Hyundai Thành Công giới thiệu Tucson 2022 thế hệ hoàn toàn mới
TC MOTOR CÔNG BỐ KẾT QUẢ BÁN HÀNG THÁNG 12/2020
TC Motor công bố kết quả bán hàng Hyundai tháng 11/2020
TC MOTOR triển khai chương trình “Ngập tràn ưu đãi – Thay lời tri ân”
TC MOTOR hỗ trợ một phần phí trước bạ cho khách hàng mua xe Hyundai